Bệnh hen phế quản, bài thuốc và cách chữa trị bệnh hen phế quản. Hen Phế Quản thuộc phạm vi của chứng háo suyễn, đàm ẩm xảy ra ở người có tình trạng dị ứng.
BỆNH HEN PHẾ QUẢN
Nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản.
Do cảm phải ngoại ta, ăn uống, tình chí thất thường, làm việc quá sức,...Về tạng phủ do sự thay đổi hoạt động của tạng Phế và Thận vì phế khí tuyên giáng và thận nạp khí. Nếu phế khí nghịch, thận không nạp được khí gây các chứng khó thở, tức ngực...
Chứng bệnh có liên quan mật thiết với đàm, đàm là sản vật bệnh lý do:
- Tỳ hư không vận hóa thủy thấp.
- Thận dương hư không ôn tỳ dương vận hóa thủy cốc và không khí hóa được nước.
- Phế khí hư không tức giáng thông điều thủy đạo.
Trên lâm sàng thấy các hiện tượng đờm nhiều, khó thở, ngực đầy tức. Bệnh xảy ra mãn tính hay tái phát, lúc lên cơn thường là chứng thực, ngoài cơn thuộc chứ hư. Vì vậy khi chữa bệnh phải phân biệt tiêu bản hoãn cấp mà xử trí: Khi lên cơn phải dùng các phương pháp châm cứu, xoa bóp thuốc đông y, thuốc cắt hen hiện đại để hết cơn. Khi hết cơn phải chữa vào gốc bệnh tức là vào tỳ, phế, thận để phòng tái phát.
Đông Y trị Bệnh Hen Phế Quản
Chữa Hen Phế Quản Khi Đang Có Cơn Hen.
Cơn hen xuất hiện đột ngột, khó thở khi thở ra, ngực đầy tức, có tiếng rên rít, rên ngáy, có khi không nằm được, sắc mặt xanh nhạt ra mồ hôi.
- Hen hàn: Người lạnh, sắc mặt trắng bệch, đờm loãng có bọt dễ khạc, không khát thích uống nước nóng, đại tiện nhão, chất lưỡi đạm rêu mỏng trắng, mạch huyền tế.
- Hen nhiệt: Người bức rứt, sợ nóng, mặt môi đỏ, đờm dính và vàng, miệng khát thích uống nước lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu lưỡi dày, mạch hoạt sác.
Chữa Hen Phế Quản Khi Hết Cơn Hen
Để tránh tái phát cơn hen hoặc có lên cơ hen nhưng nhẹ, chu kỳ tái phát chậm, người ta chữa về gốc bệnh. Đặc biệt là hồi phục công năng các tỳ, thận, và phế.
Xem thêm: Phương thuốc bí truyền trị bệnh hen phế quản
0 nhận xét :
Đăng nhận xét